Viêm kết mạc ở trẻ em – Cần phát hiện và điều trị kịp thời
Bệnh viêm kết mạc ở trẻ nhỏ ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và học tập của trẻ. Là một trong những đối tượng rất dễ mắc loại bệnh về mắt phổ biến nhất này, trẻ em cần sự quan tâm và chăm sóc từ cha mẹ. Eskar xin giới thiệu tới các bậc phụ huynh những kiến thức cơ bản để nhận biết và tìm ra cách điều trị cũng như phòng ngừa căn bệnh này.
Các thể viêm kết mạc ở trẻ em
Viêm kết mạc là tình trạng viêm nhiễm của kết mạc, đây là lớp màng trong suốt bao bọc quanh củng mạc và bên trong mí mắt, lớp màng này tiết ra chất nhờn để bôi trơn bề mặt của mắt.
Viêm kết mạc được chia ra làm 3 thể chính:
- Viêm kết mạc nhiễm khuẩn, do virus hay vi khuẩn gây ra: nguyên nhân do virus là phổ biến nhất, thường xảy ra sau khi trẻ bị cảm lạnh hoặc nhiễm khuẩn tai. Nguyên nhân do vi khuẩn gây ra ít gặp hơn, bệnh gây tiết dịch màu trắng giống như mủ, mắt đỏ rõ hơn.
- Viêm kết mạc kích ứng: xảy ra khi trẻ bị một chất kích ứng như bụi hoặc côn trùng bay vào mắt gây đỏ mắt hay như chất clo trong nước máy.
- Viêm kết mạc dị ứng: trẻ bị viêm kết mạc khi có sự tiếp xúc với chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi hữu cơ khiến mắt của trẻ phản ứng bất thường.
Viêm kết mạc thường gặp ở những trẻ ở độ tuổi từ 3 tháng trở lên, vì độ tuổi này trẻ thường dụi tay vào mắt và miệng nhiều hơn, do đó dễ dàng làm bệnh dễ lây lan. Khi đến lứa tuổi mẫu giáo, bệnh lại càng phổ biến hơn do sự tiếp xúc nhiều cũng như các mầm mống gây bệnh đến từ các đồ dùng, đồ chơi cá nhân.
Ở lứa tuổi mẫu giáo, viêm kết mạc trở nên phổ biến và trẻ rất dễ mắc phải
Vi khuẩn có thể lây lan khi:
- Mũi, miệng, họng và dịch tiết từ mắt do tiếp xúc trực tiếp.
- Trẻ tiếp xúc với khăn mặt và khăn tay đã bị nhiễm khuẩn.
Bệnh viêm kết mạc ở trẻ nhỏ thường có thể bị nhầm với bệnh “dính mắt”, một căn bệnh phổ biến ở những trẻ mới sinh do tuyến lệ đang phát triển và bị tắc. Trẻ mắc bệnh này hay bị chảy nước mắt nhưng mắt không bị viêm nên việc dùng thuốc nhỏ mắt kháng khuẩn là không cần thiết, bệnh thường tự khỏi sau khi trẻ trên 1 tuổi.
Nhận biết dấu hiệu để phát hiện viêm kết mạc ở trẻ
Cha mẹ có thể phát hiện bệnh viêm kết mạc ở trẻ nhỏ khi bé có các triệu chứng điển hình như:
- Chảy nước nhiều.
- Tiết dịch giống như mủ.
- Khô mắt, tròng trắng mắt bị đỏ.
- Mắt sẽ bị đỏ, chảy nhiều nước mắt và ngứa.
- Ngứa và sưng trên mí mắt.
- Mắt có một lớp vảy cứng đóng lại sau khi ngủ đêm.
>>> Xem thêm: Viêm kết mạc – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Điều trị phù hợp với từng thể bệnh viêm kết mạc
Viêm kết mạc do virus
- Điều trị triệu chứng và nâng cao thể trạng.
- Dùng thuốc kháng sinh để phòng tránh bội nhiễm.
Viêm kết mạc do virus rất phổ biến, thường xảy ra sau khi trẻ bị cảm
Viêm kết mạc do lậu cầu (hay gặp ở trẻ sơ sinh)
- Tra dung dịch argyrol 3% cho trẻ ngay sau khi sinh để phòng bệnh
- Cần lấy mủ làm xét nghiệm để xác định chính xác bệnh.
- Rửa mắt bằng nước muối sinh lý 0,9%. Tra dung dịch kháng sinh nhạy cảm với lậu cầu như các kháng sinh nhóm quinolone, cephalosporin… tra liên tục 10-15 phút/lần, sau đó giảm liều dần.
Cha mẹ cần thận trọng, tham khảo chỉ định dùng thuốc và liều lượng thuốc sử dụng từ bác sĩ, cũng như phối hợp điều trị lậu chính bản thân mình.
Viêm kết mạc do vi khuẩn
- Bóc màng giả hằng ngày hoặc cách ngày (nếu có màng giả).
- Vệ sinh mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý.
- Dùng kháng sinh tra tại mắt: tra thuốc nước ban ngày, tra 10-15 lần/ngày, thuốc mỡ tra buổi tối trước khi ngủ, thời gian điều trị thường kéo dài 10 – 15 ngày.
- Cho trẻ dùng thêm các vitamin để nâng cao thể trạng.
Các loại kháng sinh tra mắt có thể kể tên như: tobramicin, tobrex, neomycin, cebemyxin, erythromycin, polymyxin B… Nếu nguyên nhân do bạch hầu cần dùng huyết thanh kháng bạch hầu. Tất cả chỉ được sử dụng khi có sự tư vấn từ bác sĩ.
Viêm kết mạc mùa xuân
Dùng các thuốc tra corticoid như dexamethason 0,1%.
Dùng các chế phẩm kháng sinh phối hợp corticoid như dung dịch maxitrol, tobradex, decodex…
Lưu ý:
- Dùng thuốc kéo dài có thể gây các biến chứng nguy hiểm như: tăng nhãn áp, đục thể thủy tinh
- Chỉ nên sử dụng thời gian ngắn, trong đợt cấp
- Chỉ sử dụng khi có chỉ định và sự theo dõi của thầy thuốc.
Để điều trị khỏi bệnh, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện mắt để khám và tìm đúng nguyên nhân, từ đó mới có phác đồ điều trị hiệu quả. Trường hợp bé dùng thuốc không có hiệu quả, mẹ nên dừng thuốc cho bé và cho bé tái khám, tránh kéo dài sẽ dễ bị ảnh hưởng tới thị lực.
>>> Xem thêm: Phải kiêng ăn gì khi bị viêm kết mạc?
Kỹ năng chăm sóc khi trẻ bị bệnh
- Đưa bé đến gặp bác sĩ để được khám và chỉ định có dùng thuốc kháng sinh nhỏ mắt hay không.
- Cho con ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để trẻ có sức đề kháng tốt với bệnh.
- Có thể dùng khăn bông riêng, thấm nước đun sôi để hơi ấm tay lau mắt cho con một cách nhẹ nhàng mỗi khi thấy trẻ ngứa ngáy hay khó chịu vì dịch tiết ở mắt.
- Thường xuyên rửa tay cho bé và cho bản thân mình để tránh làm lây lan bệnh hoặc tái nhiễm khuẩn, đặc biệt là sau khi lau chùi vùng mắt bị nhiễm khuẩn.
- Không nên dùng chung khăn tắm, khăn lau mặt, lọ thuốc nhỏ mắt.
Thuốc nhỏ mắt Eskar – Hết mỏi mắt, ngứa mắt,
khô rát mắt
|
Nhận xét
Đăng nhận xét