Viêm giác mạc – Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm giác mạc – Nguyên nhân và cách điều trị

64 đã xem
Bệnh viêm giác mạc là một bệnh lý ở mắt có thể gặp ở bất cứ đối tượng độ tuổi nào. Nếu được điều trị đúng và sớm bệnh không ảnh hưởng đến khả năng nhìn nhưng nếu phát hiện muộn và điều trị không đúng cách có thể dẫn đến teo nhãn, lồi mắt cua và làm giảm thị lực, thậm chí mù loà. Cùng Eskar tìm hiểu về bệnh viêm giác mạc, nguyên nhân và giải pháp điều trị nhé!

Viêm giác mạc là gì?

Giác mạc là một mô mỏng, trong suốt nằm phía trước con ngươi, có nhiệm vụ bảo vệ mắt và góp phần vào hoạt động khúc xạ mắt. Với nhiệm vụ bảo vệ mắt của giác mạc thì đây là bộ phận đầu tiên của mắt tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên đây cũng là bộ phận rất dễ bị tổn thương bởi các nguyên nhân bên ngoài như bị vi khuẩn, virus hoặc nấm xâm nhập. Bệnh viêm giác mạc là tình trạng tổn thương ở mắt làm giảm thị lực, triệu chứng nặng có thể gây mù lòa.
Viêm giác mạc là gì? 1Cấu tạo nhãn cầu

Nguyên nhân dẫn đến viêm giác mạc

Nguyên nhân chủ yếu của viêm giác mạc là do thương tích hoặc nhiễm trùng, tuy nhiên cũng do một vài nguyên nhân khác gây nên. Viêm giác mạc do nhiễm trùng có nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm virus, nấm, ký sinh trùng và vi khuẩn. Còn viêm giác mạc do thương tích thường gặp phải trong các trường hợp bị các vật thể lạ bắn vào mắt trong quá trình lao động không đeo kính bảo hộ. Nhưng việc bị viêm giác mạc do thương tích mà không có biện pháp chữa trị đúng cách thì cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị viêm giác mạc do nhiễm trùng.
Viêm giác mạc có nguyên nhân là bị nhiễm virus được xem là phổ biến nhất, một số loại virut thường hay gây ra bệnh viêm giác mạc như: Herpes, Zona, Adeno…. Viêm giác mạc do vi khuẩn ít phổ biến hơn so với do virus và nguyên nhân do nấm, ký sinh trùng thì gần như không xuất hiện tại các nước đang phát triển.

Triệu chứng của bệnh viêm giác mạc

  • Cảm giác cộm mắt, nhức mắt: Mắt đau nhức nhối  âm ỉ, từng lúc dội lên, bất cứ một tác động nào cũng làm tăng cảm giác đau.
  • Cảm thấy sợ ánh sáng: Khi gặp ánh sáng luôn nhắm nghiền mắt lại, không dám mở mắt.
  • Bị chảy nước mắt: Khi mở mắt nước mắt sẽ chảy giàn giụa.
  • Thị lực giảm.
  • Giác mạc có đốm trắng đục, vùng kết mạc đỏ quanh vùng rìa (nhìn vào lòng đen mắt có đốm trắng đục, lòng trắng thì đỏ mắt).
Triệu chứng của bệnh viêm giác mạc 1
Viêm giác mạc làm cho cộm mắt ngứa mắt

Chẩn đoán viêm giác mạc

Nếu nghi ngờ có bất kỳ triệu chứng nào như trên hay đi đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sỹ có chuyên môn chẩn đoán và điều trị kịp thời trước khi có bất kỳ biến chứng nào xảy ra.
Để chẩn đoán viêm giác mạc, đầu tiên các bác sỹ sẽ hỏi về các triệu chứng của bệnh. Tiếp theo đó sử dụng đèn khe để kiểm tra giác mạc, đèn khe có tác dụng phóng to để bác sỹ có thể xem xét cụ thể tình trạng bệnh của giác mạc. Sau đó tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sỹ sẽ đưa ra quyết định xem có cần phải xét nghiệm hay không và cần thực hiện những xét nghiệm gì. Từ đó sẽ kết luận đưa ra cách điều trị cho từng trường hợp cụ thể.

Cách điều trị bệnh viêm giác mạc

Việc điều trị bệnh viêm giác mạc phụ thuộc vào nguyên nhân của viêm giác mạc. Nếu chỉ bị viêm giác mạc do bị thương thì chỉ cần sử dụng miếng dán mắt để bảo vệ giác mạc bị tổn thương đồng thời sử dụng nước muối sinh lý để rửa hàng ngày. Theo dõi trong vòng 1-2 ngày nếu bệnh tình không giảm hoặc bị năng hơn thì cần đưa ngay đến bệnh viện chuyên khoa mắt để điều trị kịp thời. Còn nếu bị viêm giác mạc do nhiễm trùng thì cần phải tuân thủ theo toa thuốc mà bác sỹ kê. Bác sỹ có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt, thuốc uống hoặc kết hợp cả hai gồm một số loại như:
  • Kháng sinh cho nhiễm khuẩn
  • Chất diệt khuẩn cho bệnh nhiễm ký sinh trùng
  • Thuốc chống nấm đối với nhiễm nấm
  • Thuốc kháng virus.

Cách phòng chống bệnh viêm giác mạc

Cách phòng chống bệnh viêm giác mạc 1
Sử dụng Eskar hàng ngày để bảo vệ mắt và phòng ngừa viêm giác mạc
Bất cứ ai cũng có khả năng bị viêm giác mạc do thương tích, đặc biệt nguy cơ bị viêm giác mạc nhất là đối với người làm việc trong môi trường có nguy cơ ảnh hưởng đến mắt và người sử dụng kính áp tròng. Đối với người làm việc trong môi trường có nguy cơ ảnh hưởng đến mắt thì cần sử dụng dụng cụ bảo vệ trong quá trình làm việc. Còn đối với người sử dụng kính áp tròng cần lưu ý một số vấn đề như sau:
  • Tránh sử dụng kính áp tròng trong khi đi ngủ;
  • Bỏ kính áp tròng trước khi đi bơi;
  • Trước khi đeo kính áp tròng cần rửa sạch tay;
  • Sử dụng đúng loại dung dịch ngâm kính áp tròng, không sử dụng nước hay những dung dịch đã bị pha loãng;
  • Thường xuyên thay thế kính áp tròng theo khuyến cáo của bác sỹ.
Bị viêm giác mạc do virus, vi khuẩn hay nấm chỉ có cách phòng chống là tránh nguồn gây bệnh, thường xuyên rửa tay sạch sẽ đặc biệt khi cần chạm vào mắt. Điều này sẽ giảm thiểu được mức thấp nhất nguy cơ mắc bệnh viêm giác mạc.
Các bạn có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt ESKAR do Công ty cổ phần Dược Khoa nghiên cứu và phát triển để rửa mắt hàng ngày. ESKAR giúp loại bỏ các vật lạ như bụi bẩn vào mắt, làm sạch ghèn (dử) mắt và phòng ngừa các bệnh về mắt. Ngoài ra, ESKAR giúp điều trị mỏi mắt, ngứa mắt, khô rát mắt, khó chịu hoặc đỏ mắt do đọc sách, làm việc nhiều trên máy tính, tiếp xúc với gió, bụi, khói, ánh nắng mặt trời hoặc khi bơi lội.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trị lẹo mắt theo cách dân gian – 10 Bí kíp hữu hiệu

Thuốc nhỏ mắt Eskar hết mỏi mắt, ngứa mắt