Tất tần tật về mổ mắt (Kỳ 1)

Những năm gần đây, mổ mắt cận đang trở nên ngày một phổ biến hơn. Không đau, không chảy máu lại nhanh chóng, hiệu quả cao và ít nguy hiểm, các phương pháp dưới đây đều được đánh giá là một trong những phương pháp hiệu quả nhất trả lại đôi mắt sáng cho người cận thị.
Tất tần tật về mổ mắt (Kỳ 1) 1

Một số phương pháp phẫu thuật mổ mắt

Có 2 giải pháp mổ mắt cho người bị cận thị là phẫu thuật khúc xạ bằng Laser Excimer và phẫu thuật khúc xạ nội nhãn. Cho đến nay, phẫu thuật khúc xạ bằng Laser Excimer vẫn là phương pháp được nhiều người biết đến và được chọn lựa nhiều nhất vì tính an toàn, hiệu quả và độ chính xác cao. Tuy nhiên, với những trường hợp cận thị nặng, khúc xạ nội nhãn sẽ là sự lựa chọn tốt hơn.

Phẫu thuật khúc xạ bằng Laser Excimer

Đây là phương pháp phẫu thuật tác động lên giác mạc – phần vỏ trong suốt ở trước mắt. Phương pháp này sử dụng tia laser để bẻ gãy các liên kết phân tử, với tùy loại và mức độ tật khúc xạ của người bênh, tia laser sẽ làm bay hơi nhu mô giác mạc theo 1 chương trình định sẵn. Khi đó, hình dạng của giác mạc cũng như công suất khúc xạ của nhãn cầu sẽ thay đổi, nhờ vậy có thể điều chỉnh được tật khúc xạ của bệnh nhân.
Có 2 loại phẫu thuật khúc xạ bằng Laser Excimer: Lasik và Laser bề mặt:
 Phẫu thuật Lasik: thường được sử dụng phổ biến hơn: đầu tiên, lớp vạt mỏng ở ngoài cùng của giác mạc sẽ được tạo ra và lật lên. Tia laser chiếu trên bề mặt có tác dụng làm giảm hoặc tăng độ cong giác mạc (chữa cận thị và viễn thị) hoặc làm đều giác mạc (chữa loạn thị). Sau khi chiếu Laser, vạt giác mạc được đậy, sẽ tự liền lại không cần khâu.
  • Ưu điểm: không đau, thị lực sẽ phục hồi sau 2-5 giờ, ổn định nhanh.
  • Nhược điểm: không điều trị được với các trường hợp giác mạc quá mỏng hoặc tật khúc xạ quá cao.
 Phẫu thuật Laser bề mặt: (EpiLASIK, PRK, LASEK): Lớp tế bào biểu mô trên cùng (khoảng 50-60 micron) được bóc bỏ và chiếu laser, sau đó trong vòng 2-5 ngày, cơ thể sẽ tự tái tạo lớp tế bào này và phủ lại trên bề mặt.
Phẫu thuật khúc xạ bằng Laser Excimer 1

  • Ưu điểm: phương pháp phẫu thuật này được áp dụng cho trường hợp giác mạc mỏng, độ cận trung bình và nhẹ, không gây ra biến chứng vạt giác mạc. Đây là phương pháp an toàn, phù hợp cho những người có đặc thù công việc dễ bị chấn thương (vd như cảnh sát, quân nhân, võ sĩ…).
  • Nhược điểm: bệnh nhân sẽ cảm thấy mắt bị kích thích và cộm, chảy nước mắt trong khoảng 3-5 ngày khi lớp tế bào biểu mô chưa tái tạo. Thị lực phục hồi sẽ chậm hơn, khúc xạ dao động nhiều hơn so với phẫu thuật LASIK. Vì vậy bệnh nhân nên nhỏ thuốc đều đặn, đầy đủ và tái khám thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ.

 1

Phẫu thuật khúc xạ nội nhãn

Phương pháp này được sử dụng với các trường hợp tật khúc xạ quá nặng, có thể phải phối hợp cả với phẫu thuật bằng Laser Excimer. Với phẫu thuật khúc xạ nội nhãn, bác sĩ sẽ đặt một thấu kính bổ sung vào bên trong mắt hoặc thay thế thủy tinh thể tự nhiên bằng một thấu kính nhân tạo.
  • Ưu điểm: Điều trị được tật khúc xạ ở mức độ nặng.
  • Nhược điểm: Can thiệp vào nội nhãn, vì vậy tính chính xác sẽ thấp hơn phẫu thuật laser.

Một số điều cần lưu ý về phẫu thuật mổ mắt

Điều kiện phẫu thuật mổ mắt

  • Người bệnh từ 18 tuổi trở lên.
  • Khúc xạ ổn định từ trong thời gian 6 tháng- 1 năm trước khi mổ

Một số trường hợp không thể mổ mắt

  • Mắc các bệnh viêm cấp và mãn tính khác về mắt
  • Đang mang thai và cho con bú
  • Bệnh tự miễn: lupus, hội chứng Sjogren, viêm khớp dạng thấp…
  • Suy giảm miễn dịch
Nguồn: https://eskar.com.vn/mo-mat-ky-1-110/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trị lẹo mắt theo cách dân gian – 10 Bí kíp hữu hiệu

Viêm giác mạc – Nguyên nhân và cách điều trị

Thuốc nhỏ mắt Eskar hết mỏi mắt, ngứa mắt